Tuesday, January 29, 2013


Các Cuộc Chiến Thống Nhất Đất Nước Của Dân Tộc Việt Nam

Category: , Tag:
12/01/2011 05:17 am
Các Cuộc Chiến Thống Nhất Đất Nước
Của Dân Tộc Việt Nam
Nguyễn Mạnh Quang, USA
http://sachhiem.net/NMQ/ NMQ035.php
25-Nov-2011
Lời nói đầu:
Bài viết này nguyên là một phần của Chương 81, Phần VII (Tương Quan Sức Mạnh Giữa Hai miền Nam Bắc Việt Nam Trong Những Năm 1954-1975), sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương 81 này có tựa đề là “Ý Chí Thống Nhất Đất Nước Của Các Dân Tộc Khi Lãnh Thổ Bị Qua Phân”. Nhân có độc giả gửi thư hỏi chúng tôi nước nhà có bao nhiêu lần bị qua phân như những năm 1954-1975, cho nên chúng tôi mới trích ra phần này đăng trước. Hy vọng bài này có thể đóng góp được một ít suy nghĩ cho những ai đến nay vẫn còn tô đậm mãi lằn ranh Quốc - Cộng.
Chúng tôi chỉ xin rất đại cương về ba thời kỳ chia cắt trước đây, và bàn nhiều hơn về lần sau cùng. Đó là vì cho đến ngày nay, tuy đất nước đã thống nhất từ lâu, nhưng vấn đề vẫn còn là thời sự vì có những thế lực ngầm vẫn nuôi dưỡng và hâm nóng mối hận thù giữa hai anh em cùng một mái nhà Việt Nam của chúng ta.

Những lần Việt Nam bị chia cắt và lại thống nhất.
Hơn các dân tộc nào khác, dân tộc Việt Nam ta đã trải qua 4 lần lãnh thổ bị qua phân:
Lần thứ nhất
Lần thứ nhất xẩy ra vào thế kỷ 10, kéo dài từ năm 945 đến năm 967. Sách sử gọi thời kỳ này là thời Thập Nhị Sứ Quân. Trong những năm đất nước ở trong tình trạng phân chia như vậy, nhân dân ta trở thành những nạn nhân kẹt cứng trong cuộc chiến tương tàn giữa các phe phái phong kiến ích kỷ,chỉ biết đến quyền lợi riêng tư của họ và phóng tay chém giết đối phương, tàn sát những người bị tình nghi không phải là phe của chúng. Nhưng rồi vận nước vẫn còn may, lúc đó có người anh hùng Đinh Tiên Hoàng nổi lên dẹp tan được bọn lãnh chúa địa phương, đem lại thống nhất đất nước cho dân tộc vào năm 967.

Dinh Tien Hoang

Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng tại đền Đinh - Lê ở Hoa-Lư, Ninh Bình, Việt Nam
(http://en.wikipedia.org/wiki/ File:VuaDinhTienHoang.jpg)
Lần thứ hai
Lần thứ hai xẩy ra vào thế kỷ thứ 16 kéo dài từ năm 1533 cho đến 1592. Sách sử gọi là thời kỳ này gọi là Nam Triều - Bắc Triều. Nam Triều là thế lực do ông Nguyễn Kim - Trịnh Kiểm lãnh đạo mưu đồ phục hưng nhà Lê, và Bắc triều là thế lực của Mạc Đăng Dung và con cháu của ông. Sau này, ông vua chót của nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn bị đại bại chạy sang Tầu tị nạn. Cũng may cho đất nước ta, trước khi nhắm mắt lìa đời, Mạc Ngọc Liễn để lại di ngôn dặn con là Mạc Kính Cung rằng:
"Nay họ Lê lại dấy lên được, ấy là số trời đã định; còn dân ta thì có tội gì, mà ta nỡ để khổ sở mãi về việc chiến tranh? Vậy ta nên đành phận lánh mình ở nước ngoài, chứ đừng có đem lòng cạnh tranh mà lại mời người Tàu sang làm hại nước mình." [1]
Vì thế mà con cháu nhà Mạc không còn tính chuyện phục hồi cơ nghiệp nữa. Nhờ vậy mà đất nước ta được thống nhất.
Lần thứ ba
Lần thứ ba kéo dài từ năm 1627 cho đến năm 1775. Sử gọi là Thời Kỳ Trịnh Nguyễn Phân Tranh. Vào đầu thập niên 1770, anh em ông Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ nổi lên đập tan chế độ phong kiến thối nát ở miền Nam của Chúa Nguyễn, lập ra nhà Tây Sơn. Mấy năm sau, thấy rằng tình hình Đường Ngoài (miền Bắc) bất ổn, dân tình điêu linh khốn khổ vì tập đoàn lãnh đạo thối nát và thanh toán lẫn để tranh giành quyền lực, ông Nguyễn Huệ liền kéo quân ra Bắc đánh tan họ Trịnh khởi tiến cho việc thống nhất đất nước vào cuối thập niên 1770.

Quang Trung hoàng đế

Tượng đài Quang Trung tại Bảo tàng Quang Trung
(http://vi.wikipedia.org/wiki/ T%E1%BA%ADp_tin:Quang_Trung_ statue_03.jpg)

Lần thứ tư
Lần thứ tư gần đây nhất, là giai đoạn chia cắt 1954- 1975.. Đây là một trong những một hậu quả do tình trạng Việt Nam ta bị các cường quốc chèn ép tại Hội Nghi Genève 1954 gây ra qua việc quy định:
1.- Tạm thời chia đôi thành hai miền Bắc và Nam trong vòng hai năm kể từ ngày 20/7/1954.
2.- Vào khoảng tháng 7 năm 1955, chính quyền hai miền Bắc và Nam sẽ thảo luận với nhau để chuẩn bị tổ chức một cuộc tổng tuyển cử thoống nhất đất nước vào tháng 7 năm 1956.
3.- Trong thời gian hai năm chờ đợi đến ngày tổng tuyển cử (từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 7 năm 1956) miền Bắc tạm thời thuộc quyền cai trị của Mặt Trận Việt Minh và miền Nam tạm thời thuộc quyền cai trị của Pháp.

Tuong Giap ke hoach DBP
chiên thắng điện Biiên Phủ

Tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ - chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoi nghi Geneve

Hội nghị Geneve

Vo Nguyen Giap + Ho Chi Minh

Tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh
http://vi.wikipedia.org/wiki/ T%E1%BA%ADp_tin:Giap-Ho.jpg;
Trong thực tế, tại miền Nam, ngoài đạo quân viễn chinh Pháp, còn có chính quyền tay sai của Liên Minh Pháp – Vatican được cho ra đời vào ngày 2 tháng 6 năm 1948 với danh xưng là chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm Quốc Trưởng (lúc đó đang ở Pháp). Ngày 19/6/1954, dưới áp lực của Liên Minh Thánh Mỹ - Vatican và chính quyền Pháp, Quốc Trưởng Bảo Đại phải bổ nhậm ông Ngô Đình Diệm, một tín đồ Da-tô cuồng tín và là tay sai của Vatican, thay thế Thủ Tướng Bửu Lộc giữ chức vụ thủ tướng với toàn quyền quân sự và dân sự.
NgoD Diem va My
ND D và Hồng Y

Hoa kỳ và con cờ Ngô Đình Diệm - Vatican cũng có thêm tay chân
Từ khi ông Diệm chính thức nhậm chức, vai trò của người Pháp ở Đông Dương bị mất dần ảnh hưởng, và quyền lực chuyển sang tay Hoa Kỳ và Tòa Thánh Vatican. Vì muốn biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng theo "chiến lược be bờ” (do nhà chiến lược George F. Kennan đề xướng vào mấy năm sau Đệ Nhị Thế Chiến) để ngăn chặn làn sóng Cộng Sản từ phương Bắc, Hoa Kỳ tích cực yểm trợ chính quyền Ngô Đình Diệm và giao cho ông Diệm công việc quản lý nội bộ với sự tiếp tay của Giáo Hội La Mã. Đồng thời, để thu phục nhân tâm và chống lại những âm mưu thay thế ông Diệm của chính phủ Pháp, chính phủ Diệm phát động chiến dịch chống Pháp và đòi quân đội viễn chinh Pháp phải triệt thoái sớm hơn như Thỏa Hiệp Genève đã quy đinh.
Thoạt tiên, vì lo ngại chính phủ Ngô Đình Diệm sẽ thua chính phủ Hồ Chí Minh khi có tổng tuyển cử, chính phủ Tổng thống Dwight Eisenhower (1953-1961) chưa hoàn toàn ủng hộ ông Diệm và cho rằng nếu có tổng tuyển cử đúng như Hiệp Định Genève 1954 đã quy định, ông Ngô Đình Diệm và chính quyền miền Nam chắc chắn là sẽ bị thảm bại trước hào quang kháng chiến chống xâm lăng với chiến thắng Điện Biên Phủ của ông Hồ Chí Minh và chính quyền miền Bắc. Là một siêu cường, Hoa Kỳ không muốn bị mang tiếng là yểm trợ một con ngựa thua cuộc. Bởi thế, Hoa Kỳ đã khuyến khích chính phủ Pháp tiếp tục duy trì quân đội viễn chinh Pháp ở lại miền Nam vĩ tuyến 17 cho tới tháng 7 năm 1956. Trong thời gian này, Hoa Kỳ hy vọng sẽ tìm được một giải pháp thỏa đáng. Từ tháng 1 năm 1955, sau khi Đai Sứ Lawton Collins cùng hai vị Đại Sứ Hoa Kỳ tại Lào và Miên đều đồng ý rằng thể thành công trong việc thành lập một miền Nam chống Cộng mà chỉ phải chi ra một số tiền tương đối nhỏ về quân viện và kinh viện. Sau những chiến dịch loại bỏ được cả Bình Xuyên và các giáo phái miền Nam, chính phủ Hoa Kỳ lại càng lạc quan và thay đổi cái nhìn về ông Diệm, rồi công khai và tích cực yểm trợ chính quyền của ông ta.
Vì công khai và tích cực ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm, cho nên, một mặt, Hoa Kỳ đạo diễn cho ông Diệm phát động phong trào chống Pháp và tổ chức trưng cầu dân ý truất phế Quốc trưởng Bảo Đại vào ngày 23 tháng 10 năm 1955. [2] Mặt khác, Hoa Kỳ tích cực làm hậu thuẫn cho ông Ngô Đình Diệm chống lại việc tổ chức tổng quyền cử để thống nhất đất nước như Thỏa Hiệp Genève 1954 đã dự trù sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956.
Trong cuốn Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation, người viết đã ghi nhận:
“Mới đây, trong tập Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, do nhà xuất bản Văn Hóa ấn hành vào tháng 3/2004 (tr. 127-149), tác giả Chính Đạo đã chứng minh rõ ràng là chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vi phạm Hiệp định Geneva 1954 với sự tiếp tay "vô điều kiện" của chính phủ Mỹ. Trên thực tế, Hiệp ước Geneva 1954 chỉ là hiệp ước đình chiến quân sự giữa hai phe Việt Minh và Pháp ký vào đêm 20 rạng ngày 21/7/1954; trong đó có điều khoản sẽ tổ chức tổng tuyển cử trong vòng hai năm để quyết định thể chế chính trị Việt Nam trong tương lai. Phe Quốc Gia Việt Nam của Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Ngô Đình Diệm không được quyền thảo luận và cũng không ký vào hiệp định này. Bởi thế, trong phiên họp khoáng đại cuối cùng của Hội Nghị Geneva vào ngày 21/7/1954, Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ (của chính quyền Bảo Đại) chỉ biết yêu cầu ghi vào biên bản rằng chính phủ Quốc Gia Việt Nam cực lực phản kháng việc ký vào hiệp ước, và từ chối ký vào tuyên cáo chung. Sau đó, phe chính phủ Quốc Gia Việt Nam chẳng những không nhìn nhận Hiệp Ước Geneva, mà còn công khai vi phạm điều khoản hiệp thương và điều khoản nói về tổng tuyển cử sẽ được tỏ chức vào tháng 7 năm 1956 với lý do là không ký vào Hiệp Ước Geneva, và cho rằng không thể có bầu cử tự do ở miền Bắc vĩ tuyến 17, rồi tự lập ra một "nước" chống Cộng. Như thế, sự khai sinh của Việt Nam Cộng Hòa chỉ là thứ luật của kẻ mạnh. Các cường quốc trên thế giới ngán sợ sức mạnh của siêu cường Mỹ đành phải quay mặt làm ngơ. …[3]
Việc ông Ngô Đình Diệm cương quyết chống lại việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước được sử gia Avro Manhattan ghi lại trong cuốn Vietnam Why Did We Go? với nguyên văn như sau:
“Được Hoa Kỳ ngầm ủng hộ, đã từ lâu, Diệm quyết định là không có tổng tuyển cử và tiến hành thiết lập bộ máy cảnh sát có thể tin cậy được để chuẩn bị khi phải đối phó với cả nội loạn bùng lên ở miền Nam và với quốc tế. Việc từ chối tổng tuyển cử như vậy đã khiến cho miền Bắc phải sử dụng đến biện pháp quân sự; trong khi đó thì ở miền Nam, quân du kích và các nhà ái quốc bất mãn có thể sẽ vùng lên chống lại việc chính quyền Ngô Đình Diệm vi phạm Thoả Hiệp Geneva 1954Khi đến ngày tổng tuyền cử như Thoả Hiệp Geneva đã quy định, được Hoa Kỳ ủng hộ, Diệm từ chối.[4]
Sự kiện này được cụ Đoàn Thêm ghi lại trong cuốn 1945-1954 Việc Từng Ngày Hai Mươi Năm Qua với nguyên văn như sau:
“16/7/1955.- Th. T. Ngô Đình Diệm tuyên bố: Việt Nam không ký kết Hiệp Định Genève, nên không bị ràng buộc, song vẫn trung thành với chánh sách hòa bình, và sẵn sàng tổ chức tổng tuyển cử nếu có thể bầu được tự do.” [5]
Sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I-C: 1955-1963 viết về lời tuyên bố trên đây của ông Ngô Đình Diệm với nguyên văn như sau:
“16/7/1955: Sàigòn: Diệm tuyên bố trên đài phát thanh là không chấp nhận tổng tuyển cử. Ngoài ra, không có bằng chứng nào cho thấy Bắc Việt đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi Quốc Tế Cộng Sản. (Gravel, I:287).” [6]
Ông Ngô Đình Diệm nói rằng, “không có bằng chứng nào cho thấy Bắc Việt đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi Quốc Tế Cộng Sản,” nhưng chính ông đã tuyên bố với các với các chính khách Hoà Kỳ rằng ông “tin tưởng vào quyền lực của Vatican…” và sau đó lại cũng chính ông cho tổ chức một buổi đại lễ vô cùng long trọng và mời sứ thần của Vatican là Hồng Y Agagianian đến giữ vai trò chủ tế buổi đại lễ này để dâng nưỡc Việt Nam cho Tòa Thánh Vatican với danh nghĩa tàng hình là “Dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm.” (Xin xem Mục XVII, Phần V.) Hành động này cho chúng ta thấy ông Diệm đã làm một chuyện mà người Việt Nam gọi là “vừa ăn cướp vừa la làng.”
Một sự kiện cần phải được chú ý là, cũng là tín đồ Da-tô của Giáo Hội La Mã, tháng 11 năm 1960, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy đắc cử Tổng Thống, rồi từ khi tuyên thệ nhậm chức vào 12 giờ trưa ngày 20 tháng 1 năm 1961, cho đến khi từ trần vào khoảng 2 giờ chiều ngày 22/11/ 1963, Tổng Thống Kennedy không hề tổ chức một buổi đại lễ nào để dâng nước Hoa Kỳ cho Đưc Mẹ Vô Nhiễm như ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã làm vào tháng 2 năm 1959.
Mong rằng những tín đồ Da-tô người Việt hãy suy nghĩ kỹ điều này mà thức tỉnh, rồi từ bỏ cái đạo mà văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn” để trở về với tổ quốc và dân tộc như các ông Bùi Văn Chấn (Charlie Nguyễn), Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, Phạm Hữu Tạo và rất nhiều người khác đã làm.
Dù là chính quyền Ngô Đình Diệm đã công khai tuyên bố chống đối tổng tuyển cử thống nhất đất nước, chính quyền miền Bắc vẫn không bỏ cuộc, và đã hai lần gửi thư thuyết phục chính quyền Ngô Đình Diệm phải nên tiến hành tổ chức tổng tuyển cử theo đúng như Hiệp Định Genève 1954 đã quy định, nhưng chính quyền của ông Diệm vẫn im lặng, không trả lới. Sự kiện này được sử gia Vũ Ngự Chiêu dưới bút hiệu Chính Đạo ghi nhận như sau:
“11/5/1956: Hà Nội: Hà Nội gửi thư cho miền Nam về việc tổng tuyển cử và hiệp thương…Trong công hàm gửi Diệm ngày 18/7/1955, Đồng (Phạm Văn Đồng, Thủ Tướng miền Bắc) khẳng định ngày 19/7/1955 Hà Nội đã gửi thư yêu cầu hiệp thương và tổng tuyển cử. Ngày 11/5/1956 lại yêu cầu. Nhưng cả hai thư trên đều chưa được trả lời. (ND. 21/7/1957”. [7]
Vì không thể thống nhất bằng đường lối hòa bình qua một cuộc tổng tuyển cử, vô kế khả thi, chính quyền miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) đành phải quyết đình thống nhất đất nước bằng lực lượng vũ trang.

Khat vong thong nhat

đài Khát Vọng Thống Nhất bên cầu Hiền Lương.
Xem câu chuyện sơn cầu ở http://www.youtube.com/ watch?v=9OdNZGHAhes
Đúng ra, không ai muốn có chiến tranh vì rằng chiến tranh chỉ mang lại đau khổ cho nhân dân. Nhưng bất kỳ dân tộc nào dù hiếu hòa đến đâu đi nữa cũng phải tổ chức các lực lượng vũ trang để:
1.- Liều chết chiến đấu đánh đuổi quân thù ngoại nhập ra khỏi lãnh thổ hầu bảo toàn chủ quyền độc lập cho dân tộc, và
2.- Liều chết chiến đấu chống lại những thế lực phong kiến phản động lãnh chúa địa phương và thế lực ngoại nhập để thống nhất đất nước.
Đây là quy luật lịch sử và từ ngàn xưa và bất kỳ dân tộc nào cũng theo đó mà hành xử. Những phần trình bày trong phần đầu của chương sách này chứng minh rõ ràng là như vậy.
Vì thế mà cuộc chiến thống nhất đất nước mới bùng nổ vào ngày 19/12/1960. Kể từ đó, miền Bắc dồn hết nỗ lực vào cuộc giải phóng miền Nam để thống nhất đất nước. Nhờ có chính nghĩa, nhờ có các nhà lãnh đạo vừa có tài vừa có đức, suốt đời hy sinh cho đại cuộc cách mạng cứu nước cho nên chính quyền miền Bắc được đại khối dân tộc nhiệt liệt đồng tình ủng hộ (ngoại trừ nhóm thiểu số tín đồ Da-tô cuồng tín liên minh với các nhóm thiểu số cựu quan lại, phú hào và tiêu tư sản thị dân mang nặng căn bệnh trưởng giả học làm sang), và chiếm được cảm tình của hầu hết của nhân dân thế giới (ngoại trừ những quốc gia chịu ảnh hưởng sâu nặng của Da-tô Giáo và Tòa Thánh Vatican.) Nhưng vì miền Nam được Liên Minh Thánh Mỹ - Vatican bảo vệ bằng tất cả sức mạnh của siêu cường Hoa Kỳ, cho nên cuộc chiến mới kéo dài tới ngày 30/4/1975, Hoa Kỳ mới bỏ cuộc. Nhờ thế mà công cuộc thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam ta mới hoàn thành.
Nhìn lại lịch sử nước nhà, chúng ta thấy rằng cả bốn lần đất nước bị phân chia đều do các thế lực quân phiệt phong kiến và đế quốc thực dân xâm lược chủ trương, nhưng rồi, lần nào cũng như lần nào, các thế lực phong kiến phản động và đế quốc thực dân đều bị đánh bại và đất nước lại thống nhất. Được như vậy là do ý chí và công lao của nhân dân toàn quốc quyết tâm chiến đấu đánh tan mọi thế lực phong kiên phản động chủ trương chia cắt đất nước để thủ lợi. Mỗi lần bị phân chia như vậy là một lần đất nước lại rơi vào tình trạng chiến tranh triền miên và dân ta phải tiêu hao không biết bao nhiêu công của và xương máu mới thống nhất lại được.
Cuộc chiến thống nhất lần thứ 4 của dân tộc ta là cuộc chiến do miền Bắc chủ động, một cuộc chiến chính đáng có chính nghĩa cho nên được đại khối nhân dân tích cực hướng ứng và được toàn thể nhân dân thế giới ủng hộ nhiệt tình. Nhờ những yếu tố này mà chính quyền miền Bắc đã phá tan được Liên Minh Thánh Mỹ - Vatican khiến cho siêu cường Hoa Kỳ phải rút quân về nước, chế độ đạo phiệt Da-tô Việt gian tay sai Đế Quốc Vatican ở miền Nam cùng sụp đổ theo:
Lịch sử đã ghi nhận rằng cuộc chiến 1960-1975 do miền Bắc phát động là có chính nghĩa và đã đáp ứng được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc. Thế nhưng, những người có quyền lợi gắn liền với chính quyền đạo phiệt Da-tô ở miền Nam, không những không nhận thức được sự thật này, mà vẫn còn ngoan cố và vẫn tiếp tục đưa đưa ra luận điệu cho rằng miền Nam phải bảo vệ tự do dân chủ và chính quyền miền Bắc nô lệ cúa Liên Sô và Trung Quốc. Luận điệu khôi hài này khiến cho ông Hoàng Nguyên Nhuận đưa ra nhận xét như sau:
“VNCH được tiếng là quốc gia dân chủ tự do nhưng lại cũng từng là căn cứ chứa nửa triệu quân Mỹ! VNDCCH được tiếng là nô lệ Nga-Hoa nhưng lại không hề có một căn cứ quân sự nào của Nga-Hoa trên đất liền, cũng như trong và sau khi sau chiến tranh chấm dứt rồi, Cam Ranh, Hạ Long, hay Động Hương Tích, Ba Vì vẫn không hề được nhường cho Nga-Hoa làm căn cứ để gọi là cám ơn các anh lớn. Năm 1959, Ngô đình Diệm cảm thấy Miền Nam đã trở thành "nhất đái vạn đại" liền đem máy chém truy lùng “VC nằm vùng” và vô tình khai sinh Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, nhưng ba mươi năm hận thù chém giết đã không kết thúc bằng những tòa án Nuremberg, Tokyo treo cổ hay tử hình khiếm diện những kẻ chiến bại, hay thả cửa chém giết như ở Rwanda, Yugoslavia…. Một số người không chịu thấy những điều đó. Cho nên ba mươi năm nay họ cứ ngồi nguyền rủa Việt Nam, xỉ vả dân tộc Việt Nam tồi hèn hủ lậu thoái hóa chỉ vì cái tội là sống dưới chế độ đã xua được quân ngoại nhập khỏi cõi bờ, chấm dứt chiến tranh huynh đệ, thống nhất đất nước. Tủi nhục, hận thù, vô minh, vọng ngoại đã biến họ thành những con bọ hung, những con sài lang chỉ thích những gì thối tha lầy lụa. Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn gia Kiểng, Việt Nam Chính Sử của Nguyễn văn Chức hay những bài chính luận của Lâm Lễ Trinh, Tôn thất Thiện, Sơn Điền Nguyễn viết Khánh... là những ví dụ.” [8]
Đánh bại được miền Nam và mang lại thống nhất cho đất nước là công lao của các nhà lãnh đạo chính quyền miền Bắc và toàn thể nhân dân cả miền Bắc lẫn miền Nam, ngoại trừ mấy nhóm thiểu số ở miền Nam như nhóm tín đồ Da-tô cuồng tín, nhóm cựu quan lại, nhóm phú hào và nhóm thị dân tiểu tư sản mang căn bệnh trưởng giả học làm sang. Cũng như nhân dân Hoa Kỳ, nhân dân Ý, và nhân dân các nước có văn hóa khác trên thế giới, nhân dân Việt Nam cũng có quy luật thưởng phạt phân minh, có suy tôn và vinh danh thì cũng phải có lên án và nguyền rủa để “thuận lý nhân tâm” và “hoằng dương chính khí.”
vinh danh cu Ho

Công việc suy tôn và vinh danh những người có công trong hai cuộc chiến Giải Phóng Dân Tộc 1945-1954 và 1954-1975 đã được sách sử ghi lại rõ ràng và chính quyền Việt Nam đương thời đã làm việc này rồi. Bằng chứng là hiện nay đã có rất nhiều trường học, công viên, dinh thự, thư viện và các đường phố trong các tỉnh và thị xã trong toàn quốc mang tên các vị anh hùng dân tộc có công hay bỏ mình vì nước trong hai cuộc chiến này, sánh vai cùng những vị anh hùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử trong các cuộc chiến dựng nước, mở nước và chống giặc xâm lăng kể từ ngày lập quốc cho đến năm 1945. Những ai đã về thăm quê hương sẽ thấy rõ việc này. Đồng thời, tại các địa phương, nhân dân Việt Nam cũng đã tự động làm việc này nữa. Một trong những bằng chứng cho sự kiện này tại miền Bắc và rất nhiều nơi ở miền Trung cũng như ở miền Nam, làng nào cũng có ít nhất một nghĩa trang và một ngôi đền dành cho những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc trong hai cuộc Chiến Giải Phóng Dân Tộc (1945-1954) và (1954-1975). Một bằng chứng khác nữa là việc ông Huỳnh Phi Dũng đã hoàn thành xong ngôi đền Đại Nam Quốc Tự tại thị xã Thủ Đầu Một - Tỉnh Bình Dương để ghi ơn các vị anh hùng có công lao vĩ đại đối với dân tộc, trong đó có cả tượng thờ ông Hồ Chí Minh.
Thế nhưng, còn việc lên án và nguyền rủa thế lực chủ mưu đánh chiếm Việt Nam, chủ mưu phân chia và duy trì tình trạng đất nước qua phân để hưởng lợi vẫn chưa làm được đúng mức. Công việc này là trách nhiệm của chính quyền Việt Nam đương thời và các nhà viết sử Việt Nam.
Về phần chính quyền Việt Nam đương thời, người viết xin đề nghị chính quyền nên theo chính sách của Hoa Kỳ (sẽ được trình bày đầy đủ ở Phần VI), nghĩa là phải dứt khoát, cương quyết KHÔNG đặt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican. Nếu vì một chút quyền lợi nhất thời mà cứ xúc tiến thiết lập bang giao với “cái tôn giáo ác ôn” này, thì chắc chắn là họ sẽ hành động lưu manh theo cái mửng mà họ đã làm trong thời Nội Chiến 1861-1865 ở Hoa Kỳ cũng như họ đã làm ở nước ta trong thế kỳ 19, nghĩa là dùng trăm phương ngàn kế để làm cho Việt Nam trở thành bất ổn trong mọi phạm vì từ chính trị, kinh tế đến xã hội và văn hóa theo sách lược “quậy cho ao nước Việt Nam đục ngầu lên” để cho họ đóng vai trò ngư ông để thủ lợi.
Ngoài ra, người viết cũng thiết tha thỉnh cầu chính quyền Việt Nam nên thi hành chính sách đối với Giáo Hội La Mã như nước Nga đã và đang thi hành:
“Ở Nga: Tin của "The Register" số ra ngày Thứ Bảy 20/ 9/1997 cho biết: "Đạo luật đã chấp nhận "Chính Thống Giáo" là tôn giáo chính, kính trọng các tôn giáo khác, như Hồi Giáo, Phật Giáo và Do Thái Giáo. Đạo luật tạo ra một hàng rào ngăn cản đối với những giáo phái toàn trị (Gia-tô, Tin Lành) và hạn chế sự hoạt động của những nhà truyền giáo ngoại quốc. Các nhà phản đối cho rằng Chính Thống Giáo cũng ủng hộ đạo luật này như là một cách để ngăn cấm những người Kitô khác như Gia-tô và Tin Lành, không cho họ được tự do họat động ở Nga." Vào ngày Thứ Sáu 19/9/1997, các nhà làm luật ở Hạ Viện đã bỏ phiếu chấp thuận (đạo luật trên đây) với 358 phiếu thuận và 6 phiếu chống." ("The bill enshrines Russia's Orthodox Church as the country's preeminent religion, but also pledges repect for religions such as Islam, Buddhism and Judaism. It creates a barrier for totalitarian sects and limits the activity of foreign missionaries. But critics say the Orthodox Church also is backing the measure as a way to prevent other Christians, such as Catholics and Protestants, from operating freely in Russia. On Friday, September 19, 1997, lawmakers in the lower house, or Duma, voted 356-6 in favor of the bill." [9]
Về phần các nhà viết sử, thiết nghĩ rằng họ có nhiệm vụ phải hoàn thành công việc này đối với người đời và hậu thế. Phải nêu đích danh tổ chức nào là tổ chức ái quốc, nêu rõ danh tính các nhà ái quốc hay anh hùng dân tộc đã xả thân vì đại nghĩa dân tộc, nêu đích danh thế lực nào là kẻ thù của dân tộc, nêu rõ tên họ những thằng Việt gian phản quốc, và những phường “cõng rắn cắn gà nhà”. Làm như vậy cũng là để khỏi bị bọn sử nô Da-tô lừa gạt hậu thế bằng cách nhập nhằng đánh lận con đen, vo tròn bóp méo lịch sử, rồi biến hạng người phản quốc có đến ba bốn đời tiếp nối nhau làm Việt gian bán nước cho cả Vatican, cho Pháp và cho Mỹ như Ngô Đình Diệm, thành nhà ái quốc và chí sĩ yêu nước.
Lịch sử đã cho biết rõ ràng rằng thế lực chủ mưu đánh chiếm Việt Nam và cấu kết với đế quốc Pháp xuất quân đánh chiếm Việt Nam để nô lệ hóa nhân dân ta chính là Tòa Thánh Vatican hay Giáo Hội La Mã, rằng thế lực chủ mưu và cấu kết với Hoa Kỳ để duy trì tình trạng qua phân của đất nước ta hầu thủ lợi cũng chính là Tòa Thánh Vatican hay Giáo Hội La Mã.
Vậy thì, theo đúng quy luật thưởng phạt phân minh của các dân tộc có văn hiến, dân tộc Việt Nam phải cực lực lên án, đời đời nguyền rủa và khinh bỉ Tòa Thánh Vatican hay Giáo Hội La Mã, đời đời lên án, nguyền rủa và đời đời khinh bỉ bọn Việt gian bán nước cho Vatican, cho Pháp và cho Mỹ. Phần lớn bọn Việt gian này là bọn tu sĩ và tín đồ cuồng tín của Giáo Hội La Mã, và một nhóm thiểu số không phải là tín đồ Da-tô. Dưới đây là một số danh tính của bọn Việt gian khốn nạn này: Trần Bá Lộc, Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ), Đỗ Hữu Phương, Ngô Đình Khả, Trần Lục, Lê Hoan, Nguyễn Hữu Bài, Hoàng Cao Khải, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, Hoàng Trọng Phu, Hoàng Gia Mô, Ngô Đình Khôi, Cung Đình Vận, Vi Văn Định, Nguyễn Duy Hàn, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Bá Tòng, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Hồ Ngọc Cẩn, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Quỳnh, Mai Ngọc Khuê, Trần Văn Hữu, Phan Văn Giáo, Nguyễn Văn Tâm, và tất cả những người a tòng hay kết bè kết đảng với hai tên đại Việt gian Da-tô Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu.

NHẬN XÉT
Những phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rằng:
A.- Giáo Hội La Mã ở hậu trường các thế lực phong kiến phản động, luôn luôn có chủ trương dùng chính sách chia để trị, làm phân hóa đất nước, chống lại các thế lực có chủ trương cách mạng và thống nhất đất nuớc.
1.- Tại Ý cũng như tại Hoa Kỳ và tại Việt Nam (Sẽ được trình bầy đầy đủ ở Mục XXIV, Phần VI) Giáo Hội La Mã đều là kẻ thù chống lại ý chí thống nhất đất nước của ba quốc gia này và đều sử dụng đám tu sĩ và nhóm tín đồ Da-tô cuồng tín làm tay sai để chống lại đại cuộc cách mạng và thống nhất của ba quốc gia này.
2.- Tại Ý Đại Lợi và tại Việt Nam, khi phát động cuộc chiến thống nhất đất nước, các nhà lãnh đạo Ý và các nhà lãnh đạo miền Bắc Việt Nam đều biết rằng cuộc chiến này rất gay go, vì vừa phải đương đầu với Vatican (tức là đương đầu với quân nội thù là khối tín đồ Da-tô cuồng tín bản địa vong bản, phản quốc, phản dân tộc), vừa phải đương đầu với các đạo quân của một hay nhiều cường quốc liên minh với Đế Quốc Vatican. Tại Việt Nam, khi tiến hành chiến tranh, các nhà lãnh đạo chính quyền miền Bắc biết rõ là vừa phải đương đầu với siêu cường Hoa Kỳ liên minh với Vatican vừa phải đương đầu với khối tín đồ Da-tô cuồng tín của Giáo Hội cấu kết với bọn cựu quan lại, nhóm thiểu số phú hào và nhóm thiểu số thị dân mang căn bệnh trưởng giả học làm sang. Tại Ý, quân Cách Mạng Ý cũng biết rõ là vừa phải chiến đấu chống lại Vatican, vừa phải chiến đấu chống lại hai cường lân là Áo và Pháp.
3.- Tai Hoa Kỳ, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Linclon bắt buộc phải tiến hành cuộc chiến chống lại miền Nam ly khai để thống nhất đất nước, ông không hề biết rằng Giáo Hội La Mã và chính quyền Pháp của triều đình Hoàng Đế Napoléon III (1852-1970) đã xúi giục các nhà lãnh đạo chính quyền miền Nam phát động cuộc chiến chống lại miền Bắc để ly khai, rồi lại chi viện kinh tế tiếp sức cho miền Nam theo đuổi cuộc chiến. Mãi tới khi tiến hành cuộc chiến rồi, ông mới phát hiện ra sự thật ghê tởm này của Vatican và của nước Pháp.
Tại Việt Nam, trong thời Kháng Chiến 1945-1954, Giáo Hôi La Mã đã có chủ trương và hành động chia cắt nước Việt Nam ra làm thành nhiều mảnh theo biên giới địa lý, sắc tộc và tôn giáo, với dã tâm biến mỗi một mảnh nhỏ này thành một tiểu quốc và đưa những tên Việt gian tay sai đắc lực của Giáo Hội lên làm thủ lĩnh lãnh đạo chính quyền các tiểu quốc này, rồi dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Da-tô để cai trị những thành phần thuộc các tôn giáo khác, chuẩn bị cho kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân ta bằng bạo lực. Vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ trong Mục XIII, Phần IV nói về Vatican cấu kết với Pháp và thi hành chính sách chia để trị và Giải Pháp Bảo Đại.
Khi phát động cuộc chiến thống nhất đất nước vào cuối năm 1960, miền Bắc vừa phải chiến đấu chống lại Vatican và đạo quân thập tự Việt Nam của miền Nam lên tới 1 triệu 100 ngàn quân (vào năm 1974), vừa phải chiến đấu chống lại Hoa Kỳ liên minh với Vatican và các nước đồng minh của Hoa Kỳ như Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Thái Lan, Nam Hàn, v.v…
4.- Có một điểm khác biệt giữa cuộc chiến thống nhất nước Ý và cuộc chiến thống nhất Việt Nam. Điểm khác biệt đó là tại Ý, gần như 100% dân Ý là tín đồ Da-tô của Giáo Hội, nhưng tuyệt đại đa số những tín đồ này đã vì quyền lợi tối thượng của dân tộc mà đứng hẳn về phe Cách Mạng để cùng với Cách Mạng chiến đấu chống lại Tòa Thánh Vatican. Nhờ vậy mà cuộc chiến thống nhất đất nước Ý mới thành công dễ dàng như vậy. Trái lại, tại Việt Nam, con số tín đồ Da-tô của Giáo Hội La Mã chỉ chiếm độ 5%, nhưng hầu hết những tín đồ Da-tô người Việt đều bị điều kiện hóa thành những người ngu xuẩn đến độ tự xưng là dân Chúa, trở thành những con nội trùng, cương quyết đứng về phía Vatican, sát cánh với Pháp, rồi lại sát cánh với Hoa Kỳ chống lại tổ quốc, chống lại tất cả các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1858 cho đến 1945, chống lại cả hai cuộc chiến giải phóng dân tộc (1945-1954) và (1954-1975) của dân tộc ta.
5.- Tại Ý Đại Lợi và Hoa Kỳ, sau khi cuộc chiến thống nhất đất nước chấm dứt, khối tín đồ Da-tô ở hai quốc gia này yên phận làm ăn. Vì thế mà Vatican không thể xúi giục và sử dụng họ để quấy phá theo sách lược “không được ăn thì đạp đổ” và “phá thối cho bõ ghét”. Nhờ vậy mà nhân dân Hoa Kỳ và Ý Đại Lợi có thể yên tâm dồn nỗ lực vào việc tái thiết đất nước và hàn gắn vết thương dân tộc do chiến tranh gây ra.
Trái lại, tại Việt Nam, đặc biệt là tại miền Nam, từ năm 1862 cho đến ngày 30/4/1975, tín đồ Da-tô được coi như là thành phần tin tưởng nhất và là “những đứa con cưng” của chính quyền Bảo Hộ Pháp – Vatican (1858-1954) và các chính quyền đạo phiệt Da-tô tay sai của Vatican (1954-1975). Đặc biệt là trong những năm 1954-1975, tại miền Nam Việt Nam, tín đồ Da-tô trở thành một giai cấp thượng đẳng “untouchable” trong xã hội, được hưởng quá nhiều đặc quyền đặc lợi.
Trong chính quyền cũng như trong quân đội, hầu hết những chức vụ chỉ huy đều được trao cho họ nắm giữ, đặc biệt là trong các ngành công an, mật vụ, cảnh sát và an ninh quân đội. Những tín đồ Da-tô như Ngô Thế Linh, Trần Kim Tuyến, Lê Quang Trung, Lê Quang Triệu, Dương Văn Hiếu, Phan Quang Đông, Trần Khắc Kính, Trần Khắc Nghiêm, Nguyễn Văn Hay, Nguyễn Khắc Bình, v.v… đều là những người nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong các cơ quan công an, mật vụ và cảnh sát. Hầu hết những nhân viên cấp dưới trong các cơ quan của các ngành này đều là tín đồ Da-tô. Linh-mục Mai Ngọc Khuê nắm giữ vai trò quan trọng trong việc đưa tín đồ Da-tô vào làm việc trong các ngành này. Nhờ vậy, họ tha hồ hét ra lửa, mửa ra khói, tác oai tác quái đối với nhân dân. Ngoài xã hội, mỗi xóm đạo dưới quyền quản nhiệm của một ông linh mục đều trở thành một quốc gia trong quốc gia.
Trong bất kỳ lãnh vực hoạt động kinh tế nào, cũng có bàn tay có linh mục hay hay tín đồ Da-tô thao túng. Những bằng chứng rõ rệt nhất là việc khai thác gỗ rừng trong các tỉnh Long Khánh, Biên Hòa, Bình Dương, việc nắm độc quyền bao thầu các dịch vụ xây cất các cơ sở của chính quyền và các cở sở của quân đội, việc nắm độc quyền phân phát vé sổ kiến thiết, việc nắm độc quyền cung cấp văn phòng phẩm cho các cơ quan chính quyền và quân đội, việc nắm độc quyền cung cấp thực phẩm cho các trường Võ Bị Đà Lạt, trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tầu, Trường Biệt Động Quân, các Trung Tâm Huấn Luyện Quân Sự 1, 2 3 và 4, v.v…
Vì được quá nhiều đặc quyền đặc lợi như vậy, từ khi đất nước được thống nhất vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, họ luyến tiếc cái thời vàng son huy hoàng của họ, lúc nào họ cũng muốn bơi ngược thời gian để sống lại những năm 1954-1975. Biết rõ cái tâm lý này, Toà Thánh Vatican đã triệt để khai thác và lợi dụng họ bằng cách sử dụng họ để quấy phá chính quyền Việt Nam hiện nay theo sách lược “phá thối cho bõ ghét”, “không được ăn thì đạp đổ” và cũng là sách lược “quậy cho nước đục để thả câu”. Việc Giám-mục Nguyễn Văn Thuận tuyên bố với tín đồ Da-tô người Việt ở Giáo Phận Orange County vào ngày 15/3/2001 rằng “Vatican không nói, mà làm. Làm ra sao thì cứ nhớ lại biến cố Đông Âu thì rõ.” là bằng chứng rõ ràng cho sự kiện này.
B.- Cả hai việc giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước đều là khát vọng của bất kỳ nhân dân quốc gia nào rơi vào hai thảm họa này. Cũng vì lẽ này mà:
1.- Khi đất nước chẳng may rơi vào một trong hai thảm họa này thì cá nhân hay thế lực nào phát động cuộc chiến đánh đuổi người quân cướp xâm lăng hay với chủ trương thống nhất đất nước, thì cá nhân hay thế lực đó có chính nghĩa và sẽ được tuyệt đại đa số nhân dân quý mến, kính trọng, triệt để ủng hộ và tích cực hăng say tham gia vào tổ chức của cá nhân hay thế lực đó để cùng chiến đấu cho đại cuộc.
2.- Cá nhân hay thế lực nào đi sát cánh hay tiếp tay cho quân xâm lăng đánh chiếm và thống trị đất nước hay chủ trương duy trì tình trạng đất nước bị qua phân để thủ lợi, tất nhiên là không có chính nghĩa và sẽ bị nhân dân thù ghét và đời đời nguyền rủa.
3.- Bất kỳ cá nhân hay thế lực nào chủ động việc chia cắt đất nước hay chủ trương tình trạng qua phân của đất nước để hưởng lợi, sớm muộn cũng sẽ bị thảm bại trước ý chí thống nhất của dân tộc.
4.- Chỉ có những thế lực ngoại nhập, thế lực phong kiến phản động, những hạng người vong bản phản dân tộc, bọn người cuồng nô vô tổ quốc làm tay sai cho Vatican và các đế quốc liên minh với Vatican mới chủ trương chia cắt đất nước và duy trì tình trạng qua phân để bảo vệ quyền lực, bảo vệ cái thế ăn trên ngồi trốc, ngồi mát ăn bát vàng, hét ra lửa mửa ra khói của chúng. Dĩ nhiên là những hạng người này sẽ bị nhân dân đời đời khinh bỉ và nguyền rủa:
Sống chỉ mặt, chết chỉ mồ,
Xương dù chôn nát, mặt mo hãy còn. (Ca dao)
5.- Bất kỳ cá nhân hay thế lực nào có công giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của người ngoại bang hoặc là có công mang lại sự thống nhất cho đất nước đều được nhân dân đời đời kính mến và tôn vinh là những nhà ái quốc hay anh hùng dân tộc. Danh tính của họ sẽ được đặt tên cho trường học, công viên, công thự và các đường lớn đường nhỏ tại các thành phố trong toàn quốc.
Qua 5 điều nêu lên trên đây, độc giả cho thể nhận thấy miền Bắc ở vào những trường hợp nào và miền Nam Việt Nam ở vào những trường hợp nào.

CHÚ THÍCH

[1] Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược - (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin, 2006), tr. 303.[2] (Xem Chính Đạo, Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (Houston, Văn Hóa, 2004, 151-242).
[3] Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Minh, 1994), tr 26-27.
[4] Avro Manhattan, Vietnam Why Did We Go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984), p. 60. Nguyên văn: “Diem, having decided long ago in secret accordance with the U.S. not to have the election, had to build a reliable police machinery, in case of trouble, not only in the domestic, but also the international fields. The refusal might have provoked the North to take drastic military actions; while in the South, guerrillas and discontented patriots might have risen up in revolt against Diem’s breach of the solemn Geneva agreement. When finally the time came for the election to be held, Diem backed by the U.S., refused.”
[5] Đoàn Thêm, 1945-1954 Việc Từng Ngày Hai Mươi Năm Qua (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1980?), tr. 181.
[6] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I-C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr 72.
[7] Chính Đạo, Sđd., tr. 96.
[8] Hoàng Nguyên Nhuận. “Để thay lời chúc Tết: GIÃ TỪ HOA GIÁP ẤT DẬU 1945-2005.” www.chuyenluan.com Ngày 30/1/2006.
[9] Trần Văn Kha, Đức Tin Và Lý Trí – Thông Điệp Thứ 13 Của Giáo Hoàng John Paul II (Westminster, Ca: Văn Nghệ, 1999), tr. 257 -258.
Vinh at 12/07/2011 07:14 pm comment
Chưa thể đồng ý với GS Mg Mạnh Quang về cách gọi tên cuộc chiến là "Cuộc chiến thống nhất đất nước". Đất nước VN tự nó chẳng có lý do gì mà không thống nhất cả, chỉ có giặc ngoại xâm vì mục đích chia để trị đánh chiếm từng phần mà nó cố tình chia cắt VN mà thôi Hết giặc ngoại xâm là đất nước VN tự nhiên thống nhất, không cần phải cuộc chiến nào cả. Thực tế là sau khi giặc Mỹ cút thì cái gọi là VNCH do Mỹ đẻ ra và nuôi dưỡng cũng bị xóa sổ ngay lập tức, đất nước VN thống nhất ngày 2/7/1976 chỉ đơn giả bằng 1 nghị quyết của QUốc Hội, không cần cuộc chiến nào cả. Cuộc chiến 1954-1975 là cuộc chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, đó chính là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, không phải là cuộc chiến thống nhất đất nước".

No comments:

Post a Comment