Nước Mỹ có lợi nhất từ khủng hoảng Trung Đông, Bắc Phi
Đáng mỉa mai nhất ở chỗ Mỹ chính là tội đồ gây ra khủng hoảng Trung Đông, Bắc Phi nhưng cuối cùng Mỹ hưởng lợi lớn nhất.
Mark Twain từng có câu nói nổi tiếng: “Lịch sử không tự lặp lại nhưng vang vọng đến ngày nay.”
Ở thời điểm nhà đầu tư đang lo lắng về ảnh hưởng từ bất ổn Trung Đông và Bắc Phi, tôi không còn cách nào khác ngoài việc nhắc lại thay đổi chính trị lớn tại Đông Âu và Xôviết đầu thập niên 1990 và liên hệ với thực tếhiện nay.
Trong giai đoạn đó, làn sóng thay đổi đã khiến chế độ cũ sụpđổ, gây ra bất ổn trên thị trường tài chính và vài cuộc suy thoái kinh tế. Và từ đó, tôi tin những gì đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi ngày nay cuối cùng sẽ mang đến hiệu ứng domino kinh tế và dẫn đến sự thay đổi lớn trong môi trường đầu tư năm tới.
Như chúng ta đã thấy, rủi ro nguồn cung dầu gián đoạn đã khiến giá dầu tăng vọt. Nếu không có rủi ro từ phía Iran hay Arập Saudi, giá dầu khó có thể lên mức 200USD/thùng. Tuy nhiên khi các hoạt động biểu tình lan rộng khắp Trung Đông, trong tương lai không xa, khi áp lực ngày một lớn hơn, giá dầu có thể vượt mức 125USD/thùng hoặc cao hơn nữa.
Nếu giá năng lượng lên mức cao như vậy, áp lực lạm phát sẽtrầm trọng hơn tại các nước trên thế giới, đặc biệt nhóm thị trường mới nổi.
Trước những gì đang diễn ra tại Trung Đông, chính phủ nhóm nước BRIC bao gồm Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã phải đưa ra biện pháp mạnh tay kiềm chế thị trường tăng trưởng quá nóng và kiềm chế lạm phát. Nếu giá năng lượng tăng, áp lực buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ lên cao hơn trong tất cả các thị trường mới nổi trong năm 2011.
Chúng ta đã chứng kiến điều này tại Nga, nước đã nâng lãi suất cơ bản đầy bất ngờ vào ngày 25/02/2011. Tôi tin tín hiệu này chỉ báo cho nhũng gì sẽ đến tại nhóm thị trường mới nổi, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ vốnđang chật vật với việc lạm phát cao hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn.
Khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt, kinh tế nhóm nước mới nổi chắc chắn tăng trưởng chậm lại. Và bởi thật không mấy khôn ngoan khi đi ngược lại chính sách của các Ngân hàng Trung ương, thị trường chứng khoán nhóm nước mới nổi chẳng thể trở thành nơi đầu tư trong vài quý tới. Đối với các nhà đầu tư đang nhìn vào nhóm thị trường này, điểm đến tiếp theo sẽ rõ ràng hơn một khi lãi suất đã tăng và giá hàng hóa bắt đầu theo chiều hướng đi xuống.
Trở lại lý thuyết domino, khả năng kinh tế nhóm nước phát triển chững lại sẽ khiến nước Đức cực kỳ khốn khổ bởi kinh tế Đức năm 2010 phục hồi bởi nhu cầu của nhóm thị trường mới nổi với sản phẩm ô tô, hàng công nghiệp và máy móc của Đức tăng cao.
Khi cỗ máy kinh tế Đức chững lại, ảnh hưởng sẽ lan rộng sang nhóm nền kinh tế khác tại châu Âu. Nếu GDP Đức tăng trưởng dưới 2%, cái mà tôi nghĩ có thể xảy ra, tăng trưởng của châu Âu sẽ dưới 1% hoặc thậm chí tăng trưởng âm. Khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể bị đẩy đến bờ vực suy thoái kinh tế lần 2 và Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ buộc phải điều chỉnh lại chính sách tiền tệ.
Sau khi các quân đôminô sụp đổ, nhà đầu tư toàn cầu chắc chắn sẽ thấy họ trong thế giới như sau: tình hình khu vực Trung Đông cực kỳ bấtổn, nhóm nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chững lại, khủng hoảng châu Âu trở nên trầm trọng hơn do xuất khẩu suy giảm và giá trị của đồng euro đi xuống.
Trong bối cảnh này, kinh tế Mỹ và các tài sản tài chính định giá bằng đồng USD sẽ trở nên hấp dẫn. Nửa sau năm 2011, tôi cho rằng đồng USD sẽ hồi phục, lợi suất trái phiếu giảm, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm tốt hơn thị trường chứng khoán châu Âu và phần lớn các thị trường mới nổi, Nga là một ngoại lệ. Tâm lý tìm đến công cụ tài sản an toàn sẽ tốt cho giá vàng, loại tài sản vẫn trong trạng thái tăng giá bất chất khoảng thời gian điều chỉnh vừa qua (theo tôi rất tích cực).
Cuối cùng, đáng mỉa mai nhất về việc nước Mỹ hưởng lợi lớn nhất từ chuỗi sự kiện bất ổn tại Trung Đông chính là việc mọi bất ổn đang diễn ra khắp nơi, từ Trung Đông cho đến châu Á hay châu Âu, thực tế bắt nguồn từchính sách nới lỏng định lượng của FED.
Bằng việc in ra 2 nghìn tỷ USD và sử dụng tiền đó để mua tài snr, nước Mỹ đã tạo ra làn sóng thanh khoản đẩy giá các loại tài sản lên cao,đặc biệt hàng hóa nông nghiệp. Cũng giống như căng thẳng tại Xôviết năm 1991, giá thực phẩm tăng cao hiện nay đã tạo ra tình trạng bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi.
Bất chấp việc bạn coi ai có lỗi đối với tình hình bất ổn hiện nay tại Trung Đông, rõ ràng thị trường tài chính Mỹ sẽ trở thành địa điểmđầu tư hấp dẫn nhất năm 2011.
Tác giả bài viết là ông Scott Minerd, trưởng bộ phận đầu tưtại Guggenheim Partners.
Ở thời điểm nhà đầu tư đang lo lắng về ảnh hưởng từ bất ổn Trung Đông và Bắc Phi, tôi không còn cách nào khác ngoài việc nhắc lại thay đổi chính trị lớn tại Đông Âu và Xôviết đầu thập niên 1990 và liên hệ với thực tếhiện nay.
Trong giai đoạn đó, làn sóng thay đổi đã khiến chế độ cũ sụpđổ, gây ra bất ổn trên thị trường tài chính và vài cuộc suy thoái kinh tế. Và từ đó, tôi tin những gì đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi ngày nay cuối cùng sẽ mang đến hiệu ứng domino kinh tế và dẫn đến sự thay đổi lớn trong môi trường đầu tư năm tới.
Như chúng ta đã thấy, rủi ro nguồn cung dầu gián đoạn đã khiến giá dầu tăng vọt. Nếu không có rủi ro từ phía Iran hay Arập Saudi, giá dầu khó có thể lên mức 200USD/thùng. Tuy nhiên khi các hoạt động biểu tình lan rộng khắp Trung Đông, trong tương lai không xa, khi áp lực ngày một lớn hơn, giá dầu có thể vượt mức 125USD/thùng hoặc cao hơn nữa.
Nếu giá năng lượng lên mức cao như vậy, áp lực lạm phát sẽtrầm trọng hơn tại các nước trên thế giới, đặc biệt nhóm thị trường mới nổi.
Trước những gì đang diễn ra tại Trung Đông, chính phủ nhóm nước BRIC bao gồm Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã phải đưa ra biện pháp mạnh tay kiềm chế thị trường tăng trưởng quá nóng và kiềm chế lạm phát. Nếu giá năng lượng tăng, áp lực buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ lên cao hơn trong tất cả các thị trường mới nổi trong năm 2011.
Chúng ta đã chứng kiến điều này tại Nga, nước đã nâng lãi suất cơ bản đầy bất ngờ vào ngày 25/02/2011. Tôi tin tín hiệu này chỉ báo cho nhũng gì sẽ đến tại nhóm thị trường mới nổi, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ vốnđang chật vật với việc lạm phát cao hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn.
Khi chính sách tiền tệ bị thắt chặt, kinh tế nhóm nước mới nổi chắc chắn tăng trưởng chậm lại. Và bởi thật không mấy khôn ngoan khi đi ngược lại chính sách của các Ngân hàng Trung ương, thị trường chứng khoán nhóm nước mới nổi chẳng thể trở thành nơi đầu tư trong vài quý tới. Đối với các nhà đầu tư đang nhìn vào nhóm thị trường này, điểm đến tiếp theo sẽ rõ ràng hơn một khi lãi suất đã tăng và giá hàng hóa bắt đầu theo chiều hướng đi xuống.
Trở lại lý thuyết domino, khả năng kinh tế nhóm nước phát triển chững lại sẽ khiến nước Đức cực kỳ khốn khổ bởi kinh tế Đức năm 2010 phục hồi bởi nhu cầu của nhóm thị trường mới nổi với sản phẩm ô tô, hàng công nghiệp và máy móc của Đức tăng cao.
Khi cỗ máy kinh tế Đức chững lại, ảnh hưởng sẽ lan rộng sang nhóm nền kinh tế khác tại châu Âu. Nếu GDP Đức tăng trưởng dưới 2%, cái mà tôi nghĩ có thể xảy ra, tăng trưởng của châu Âu sẽ dưới 1% hoặc thậm chí tăng trưởng âm. Khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể bị đẩy đến bờ vực suy thoái kinh tế lần 2 và Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ buộc phải điều chỉnh lại chính sách tiền tệ.
Sau khi các quân đôminô sụp đổ, nhà đầu tư toàn cầu chắc chắn sẽ thấy họ trong thế giới như sau: tình hình khu vực Trung Đông cực kỳ bấtổn, nhóm nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chững lại, khủng hoảng châu Âu trở nên trầm trọng hơn do xuất khẩu suy giảm và giá trị của đồng euro đi xuống.
Trong bối cảnh này, kinh tế Mỹ và các tài sản tài chính định giá bằng đồng USD sẽ trở nên hấp dẫn. Nửa sau năm 2011, tôi cho rằng đồng USD sẽ hồi phục, lợi suất trái phiếu giảm, thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm tốt hơn thị trường chứng khoán châu Âu và phần lớn các thị trường mới nổi, Nga là một ngoại lệ. Tâm lý tìm đến công cụ tài sản an toàn sẽ tốt cho giá vàng, loại tài sản vẫn trong trạng thái tăng giá bất chất khoảng thời gian điều chỉnh vừa qua (theo tôi rất tích cực).
Cuối cùng, đáng mỉa mai nhất về việc nước Mỹ hưởng lợi lớn nhất từ chuỗi sự kiện bất ổn tại Trung Đông chính là việc mọi bất ổn đang diễn ra khắp nơi, từ Trung Đông cho đến châu Á hay châu Âu, thực tế bắt nguồn từchính sách nới lỏng định lượng của FED.
Bằng việc in ra 2 nghìn tỷ USD và sử dụng tiền đó để mua tài snr, nước Mỹ đã tạo ra làn sóng thanh khoản đẩy giá các loại tài sản lên cao,đặc biệt hàng hóa nông nghiệp. Cũng giống như căng thẳng tại Xôviết năm 1991, giá thực phẩm tăng cao hiện nay đã tạo ra tình trạng bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi.
Bất chấp việc bạn coi ai có lỗi đối với tình hình bất ổn hiện nay tại Trung Đông, rõ ràng thị trường tài chính Mỹ sẽ trở thành địa điểmđầu tư hấp dẫn nhất năm 2011.
Tác giả bài viết là ông Scott Minerd, trưởng bộ phận đầu tưtại Guggenheim Partners.
Ngọc Diệp
Theo FT
Theo FT
No comments:
Post a Comment