Tuesday, January 29, 2013


Lại bàn về việc Việt Nam vận động dân bầu cho Vịnh Hạ Long

Category: Bình luận, Tag: Đời sống,Khác
11/20/2011 03:48 am
Lại bàn về việc Việt Nam vận động dân bầu cho Vịnh Hạ Long
vào danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên của tổ chức New Open Wonder

Phải nói rằng, những ngày qua, trên blog, Facebook, diễn đàn lề trái ra sức đả kích việc các phương tiện truyền thông, chính quyền vận động dân chúng bầu cho Vịnh Hạ Long thành kỳ quan thiên nhiên thế giới của tổ chức “lừa đảo’ NOW. Tất nhiên, trong đó không thể thiếu các trang mạng của mấy bác trí như Bauxite Việt Nam là sôi nổi + mạh mẽ nhất, đã dành không dưới mấy chục bài để “phản biện”, tổng xỉ vả chính quyền việc này.
Có một vị từng bị tù về Tội Gián điệp, nay vẫn là cây bút “kiên định”, bám sát mọi diễn biến trong nước để đẻ ra một vài bài chống phá mới chịu, đó là Phạm Hồng SƠn vừa sản xuất ra bài hót, được các trang mạng lề trái ca tụng, đặt trên tin top đã thể hiện sự “bi quan”, “thất vọng” vì nhân dân cả nước vẫn “ngu muội” ủng hộ chính quyền trọng vụ này nồng nhiệt đến vậy, bất chấp nỗ lực của các tiếng nói “bất đồng quan điểm” của những người như ông ta cùng hệ thống kỹ nghệ truyền thông chống Cộng, xin trích đăng:
Vịnh Hạ Long vừa được xếp (tạm thời) vào hạng bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới trong một cuộc bầu chọn mà những người nghiêm túc và yêu khoa học không thể tán thành. Nhưng nếu coi cuộc “bầu chọn vịnh HạLong” vừa qua như một phép thử để đánh giá khả năng huy động, khống chế dư luận của chính quyền và đánh giá mức độ tiến bộ về nhận thức xã hội của dân chúng thì có thể thấy chính quyền vẫn còn mạnh ở mức gần như có thể tuyệtđối áp đảo mọi ý kiến trái chiều và nhận thức xã hội đã có sự tiến bộ nhưng vẫn còn rất non yếu. Bằng chứng cho hai nhận định này là việc gần như toàn bộ hệ thống truyền thông đại chúng và các cơ quan đoàn thể, chính trị, xã hội, kinh doanh, nhiều nhân vật “thành đạt” về học vị, chính trị và kinh tế trong xã hội từtrung ương tới địa phương đều tích cực tham gia “bỏ phiếu” (nhắn tin) ủng hộcho “bầu chọn vịnh Hạ Long”. Và nhận thức xã hội đã tiến bộ là nhiều người đã nhận ra ngay tính chất thiếu đứng đắn, phi khoa học của cuộc “bầu chọn vịnh HạLong”, đã công khai bày tỏ bức xúc, chỉ trích, phản đối. Nhưng số lượng những tiếng nói “chống” còn quá ít và yếu so với số “ủng hộ” và (đương nhiên) không thể ngăn chặn được một sự huy động sức lực vô cùng quí giá của xã hội cho một việc tuyệt đối không trung thực ở cấp độ quốc gia.” Và liên tưởng Việt Nam hiện nay giống thể chế Hiter “Vậy với một không gian xã hội rộng như thế, một số lượng người lớn, đa dạng và phức tạp nhưvậy mà những người cầm quyền vẫn còn lèo lái, khống chế, hướng được tư tưởng, suy nghĩ và hành động của đa số để ủng hộ một vấn đề kỳ cục như vậy thì trong các không gian hạn hẹp hơn, với số lượng người ít hơn nhiều và đã được chọn lọc kỹ như Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ Quốc, Hội Đồng Nhân dân, v.v thì khảnăng khống chế tư tưởng, hành động của người cầm quyền chắc chắn cũng phải ít nhất, nói một cách hết sức thận trọng, là không thể kém hơn.”
Có vị trí thức kiêm nghề “phản biện” trên trang mạng“Bauxite Việt Nam” nào đó thống kê rằng NOW thu được khoảng 7,5 tỷ đồng tương đương 750 000 USD từ 24 000 tin nhắn của người dân Việt Nam, cộng với sự tiêu tốn về thời gian của người dân, phi phạm công sức của bộ máy truyền thông,...
Sự thực thế nào?
Không phải Nhà nước không biết NOW là công ty tưnhân, lập ra cái trang web, đánh vào nhu cầu quảng bá du lịch của các quốc giađể kiếm tiền.
Các báo chí của ta đã từng công khai tranh luận vấnđề này, không hề “lừa mị” dân chúng.
Có một số quan chức ngành văn hóa cũng từng nói toạc ra rằng, ai chả biết đó là một kiểu kinh doanh của một tổ chức tư nhân nhưng vận động để quảng cáo bằng cách này rất rẻ, chẳng tội gi không làm..
Đã có một số người thống kê, mỗi năm Việt Nam phải"chi tới hàng trăm ngàn đô-la để phát sóng vài chục giây quảng cáo trên các kênh truyền hình đắt đỏ như BBC và CNN, tính riêng nửa cuối năm 2010 Việt Nam đã chi tới 5,3 tỷ đồng cho phát song quảng cáo trên CNN" . Riêng Vietnam Airlines, mỗi năm hãng phát quảng cáo khoảng 2.000-3.000 lần trên CNN, đồng thời phối hợp với CNN thực hiện một số phóng sự du lịch chuyên đề, ngân sách riêng cho CNN khoảng 700.000 tới 1 triệu USD/năm. Chưa kể tới việc Nhà nước còn phải chi vô số tiền cho các hoạt động quảng bá du lịch khác như tham gia các hội chợ, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế và quốc gia; các hoạt động tài trợ văn hoá (kể cả ẩm thực, thời trang, điện ảnh, âm nhạc), thể thao; các hoạtđộng cung cấp thông tin du lịch phi quảng cáo thông qua hệ thống văn phòng thông tin du lịch tại các nước, các website,... có lẽ cũng gấp hàng trăm lần so với vụ 750 000USD kia.
Ấy vậy mà có vị chuyên gia quảng bá du lịch là TS. Lương Hoài Nam, Nguyên PCT Hiệp hội Du lịch Việt Nam, còn “phê” Việt Nam vẫn còn chi quá ít cho quảng bá du lịch, bằng các dẫn chứng kiểu như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hongkong, Trung Quốc mỗi năm chi hàng chục triệu USD cho quảng bá du lịch ở nước ngoài và đề xuất Việt Nam nên dành ngân sách tối thiểu 5 triệu USD mỗi năm cho quảng bá điểm đến!.
Làm một phép so sánh, kinh doanh đương nhiên phải đặt hiệu quả lên hàng đầu. Các công ty làm ra sản phẩm dù tốt, dù hữu ích, dù bắt mắt nhưng cũng phải dùng đủ chiêu để khách hàng biết đến sản phẩm, chịu dùng thử sản phẩm để “tin” mới có cơ hội thành công. Tương tự, công ty NOW kia cũng kinh doanh, nhưng họ làm rất bài bản, ròng rã 4 năm, giới thiệu hàng trăm kỳ quan cho người dân thế giới bầu chọn. Chỉ đến khi Việt Nam có 2 kỳ quan được vào vòng bán kết thì chính quyền địa phương nơi có thắng cảnh cùng công ty kinh doanh du lịch mới vào cuộc, vận động người Việt Nam bầu chọn cho hàng Việt Nam. Đến phút chót, thấy Vịnh Hạ Long của ta có khả năng “chiến thắng” thì ta và Hàn Quốc mới bắt tay hợp tác vụ nhắn tin điện thoại kia. Rõ ràng, Nhà nước thấy cách làm của NOW cũng giống như một cuộc thi bầu chọn cho người mẫu, hoa hậu vậy, hiệu quả, it tốn kém, thì ngu gì không làm. Sĩ diện hão, nào là thể diện quốc gia ư? Tầm vóc ư? Phải UNESCO công nhận mới xứng tầm ư? Nhầm to rồi, đây là kinh doanh, là quảng cáo thôi kia mà (còn vận động UNESCO công nhân di tích Vinh Hạ Long thì Việt Nam làm lâu lắm rồi!)
Thế mới thấy, cái nghề “phản biện” của mấy bác trí nội, nghề “dân chủ” của mấy anh “chiến sỹ chống Cộng” thật lắm trò, lắm vẻ, song thiên về phá thối, lãng nhách, rỗi hơi nhiều hơn. Thật tội!!!

No comments:

Post a Comment