Sunday, January 27, 2013


Phản biện không phải là chống đối

Category: , Tag:
01/14/2010 11:41 am
Xin gửi một bài viết mới thu thập được!!!
Phản biện không phải là chống đối


Phản biện là một vấn đề không mới, nhân loại đã biết đến khái niệm này từ rất sớm và thực sự phản biện là một công cụ hữu hiệu để tạo ra nền dân chủ, tạo ra sự phát triển về chính trị của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, một công cụ không thể thiếu để tổ chức xây dựng một xã hội dân chủ. Nói là một đòi hỏi khách quan của đời sống, góp phần điều chỉnh các khuynh hướng chính trị, kinh tế, văn hóa, chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng đắn hơn và gần gũi với đời sống con người hơn.

Theo từ điển tiếng Việt thì phản biện xã hội cũng được định nghĩa là sự phản biện nói chung, nhưng có quy mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan. Vì thế phản biện xã hội thực chất là một hoạt động khoa học thực tiễn do những nhà khoa học thực tiễn thực hiện, hoàn toàn không phải là phản kháng, phản đối, chống đối. Nhưng do tính chất đặc thù của nó, phản biện rất dễ bị “hiểu lầm”, cố tình “hiểu lầm” từ phía người cầm quyền, và rất dễ bị lợi dụng vào các mục đích chính trị từ phía các thế lực đối lập.

Khoảng hơn một năm gần đây, phản biện xã hội và hoạt động phản biện xã hội được nhắc đến nhiều ở nước ta, điển hình nhất là qua sự kiện có hàng trăm trí thức ký tên vào 03 bản kiến nghị Nhà nước ngừng triển khai 9 dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, do nhóm các giáo sư, tiến sỹ, nhà văn hóa Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng đứng đầu, đã thực sự gây được tiếng vang lớn, buộc Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công thương phải hội họp nhiều lần, điều chỉnh chính sách và tiến độ thực hiện các dự án.

Sự việc sẽ chỉ dừng ở đó và những người trí thức đã có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình, nếu không xuất hiện trang mạng bauxite Việt Nam, dĩ nhiên là lập ra ở nước ngoài, được sự đồng thuận của nhóm trí thức trên vì họ cũng là những người trong ban điều hành trang này. Từ đó, do nhiều nguyên do, phản biện xã hội đã bị nhiều người cố tình nhầm lẫn với phản kháng, phản đối và chống đối. Bên cạnh nhiều bài viết, ý kiến thực sự khoa học, trách nhiệm, khách quan, xuất phát từ nguyện vọng xây dựng đất nước của một số trí thức tâm huyết, đứng đắn, đã có rất nhiều bài viết hời hợt, buông xuôi, bộc lộ quan điểm cực đoan, vô trách nhiệm, vô chính phủ của các trí thức cẩu thả. Họ bộc lộ nhiều nhận xét mang tính chất cảm tính, giận dữ, bức xúc mang tính cá nhân. Họ gọi Nhà nước và những người đại diện Nhà nước bằng những từ ngữ miệt thị “ông lập lờ”, “kẻ thống trị”, “lũ độc tài”, “đám chóp bu”, kẻ nọ, kẻ kia… và những ám thị kích động tư tưởng chống lại chính quyền, chống lại chế độ, điển hình như ông HC đã viết về các nhà lãnh đạo hiện tại như thế này “chúng củng cố một thứ tạm gọi là "đạo lý sống" thực dụng, nói một đằng làm một nẻo, miễn vét cho đầy túi và sống chết mặc bay”, cho rằng “bây giờ mà gọi đám ấy là cộng sản nữa là một cách làm nhục những người cộng sản lớp trước mà ít ra, bên cạnh sự độc tài giống nhau, cao ngạo giống nhau, ỷ thế ỷ quyền giống nhau, cái lớp cộng sản tiên phong ấy cũn cú lý tưởng muốn xây dựng một xó hội cụng bằng thật sự”… Họ bới lông, tìm vết, rình chộp các sơ hở trong lời nói, phát biểu của các vị lãnh đạo để bình luận, biến các cuộc thảo luận thành tranh cãi kiểu “lý toét”, “xã xệ” làng xã thời Pháp thuộc. Họ tranh cãi tràn lan tất cả mọi vấn đề không hệ thống, không mục đích, nói cho hả giận mà không thèm biết người nghe sẽ phản ứng thế nào.

Bên cạnh đó, trang mạng này cũng trở thành diễn đàn của các đối tượng chống đối trong và ngoài nước. Dễ dàng thấy được nhiều cái tên xếp vào diện cơ hội chính trị được đăng bài và bình luận, như Hà Sỹ Phu, Trần Khuê, Nguyễn Thượng Long cổ vũ cho các hoạt động của số cực đoan, chống đối. Dễ dàng thấy được các bài viết nặc danh kích động biểu tình, kích động gây mất ổn định chính trị ở trong nước. Bởi việc ông Phạm Đình Trọng xin từ bỏ đảng tịch thì có liên quan gì đến việc phản biện bauxite, nhưng lại có rất nhiều người của mạng này ca tụng, ông Nguyễn Thượng Long là người của báo Tập san Tổ quốc cũng được mạng bauxite cho đăng đàn ngợi ca ông Trọng là một trong “những người vác thánh giá” (!). Không thể biện hộ cho các hành động nói trên, việc làm nói trên là vô tư, phi chính phủ, phi lợi nhuận được. Người ta buộc phải nghi ngờ, liệu có phải phản biện và phản biện xã hội của các trí thức tâm huyết đã bị một số người lợi dụng vào mục đích chống đối, vụ lợi, cơ hội, lợi dụng vào việc tạo dựng “uy tín”, dọn bước đường cho một số ai đó có tham vọng có chỗ trong ván bài chính trị ở cái xứ An Nam nhỏ bé này.

No comments:

Post a Comment